PHONG THỦY TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở

Địa chỉ: Khu phố Phước Hậu 1, Phường 9, TP Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên

Email: nhathungxaydung@gmail.com

PHONG THỦY TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở
Ngày đăng: 18/01/2023 01:58 PM

Phong thủy là một phần văn hóa truyền thống xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Trong Kinh Dịch, Tốn là phong, Khảm là thủy, phong thủy phát sinh từ bát quái và có liên hệ chặt chẽ đến bát quái. Phong thủy phản ánh quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh. Trong xây dựng nhà ở, phong thủy thể hiện qua các yếu tố như hướng, ánh sáng, thông gió, thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm, tình trạng vệ sinh, an toàn, nhân tố xã hội và cách sử dụng,… Qua hàng nghìn năm, thuật phong thủy đã được truyền bá rộng rãi khắp nơi, vẫn giữ được sức sống mạnh mẽ giúp con người sống hài hòa với trời đất. Một kiến trúc đẹp nhất là kiến trúc mà ở đó vấn đề nhà ở, sinh hoạt, học tập của con người đều vì trời, vì đất, và vì con người, làm con người ta luôn gặp chuyện tốt lành tránh được điều ác xấu, tạo điều kiện cho thế hệ sau có điều kiện sống tốt hơn. Hãy cùng xây nhà trọn gói Tuy Hòa tìm hiểu một số thông tin thú vị sau đây.

1. Phong thủy trong việc động thổ xây nhà

Chọn nơi động thổ xây cất nhà là điều hết sức quan trọng, đòi hỏi thầy phong thủy phải có kinh nghiệm phong phú, biết vận mệnh gia chủ, quan sát được long mạch của mảnh đất đó, sau đó chỉ được nơi phù hợp nhất. Sau khi chọn được đất xây nhà, tiếp theo là chọn ngày động thổ đặt móng. Nghi thức đặt móng ngày nay là đổ đất và cát mịn lên bốn hướng làm nhà tạo thành bờ tường vây cao 30cm, đặt trên thân đất một viên đá hình tròn có cuốn vải lụa màu đỏ. Trên mặt viên đá có khắc ngày giờ xây dựng, các đơn vị liên quan. Một bên đặt 9 chiếc xẻng mới có cuốn vải lụa màu đỏ ở cán, với hàm ý 99 qui về là một. Đợi đến giờ tốt, 9 người sẽ dùng 9 chiếc xẻng đó xúc vữa đổ vào móng nhà. Đó là xong nghi thức đặt móng.

Tương tự, nghi thức đặt gạch sẽ do người có vai vế trong gia đình, dòng họ đích thân cầm viên gạch đặt xuống móng nhà theo một thứ tự nhất định. Ý nghĩa mong muốn cho nền móng gia tộc vững chắc, con cháu trong nhà hưng vượng, vận nhà mãi hanh thông. Vậy chọn đặt gạch thứ tự ra sao? Phong thủy truyền thống cho rằng “ngũ phương ngũ thổ”. Ngũ phương là đông, nam, tây, bắc, trung tâm. Người xưa khi chọn nơi ở tốt nhất phải ở vị trí trung cung vị. Đó là vị trí ngày nay chúng ta đặt bàn thờ tổ tiên, ảnh tượng các vị thần tiên trong nhà. Theo 5 phương này người ta còn chọn 4 hướng đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, xác định vị trí đặt gạch dựa vào hướng xây nhà.

Nhà cửa xưa nay thường chia theo bố cục thượng, trung và hạ. Nhà lớn thường có 2 giếng trời hoặc chí ít cũng có 1 chiếc. Giếng trời không chỉ là nơi lấy ánh sáng, thông gió mà trong phong thủy được gọi là “tứ thủy quy đường”, tức là các hướng đông, tây, nam, bắc của ngôi nhà sẽ quy về giếng trời và sau đó thoát ra, đây gọi là “khai thủy”. Vị trí của giếng trời khai thủy hết sức quan trọng, làm sao kết hợp được tất cả mệnh cách của mọi người trong nhà. Khá nhiều người hợp với khai thủy, tức là ở vị trí trung tâm mở một đường thoát nước.

2. Kinh nghiệm về phong thủy trong xây dựng nhà ở

Cuộc sống hiện đại ngày nay đang phát triển đi lên, mức sống con người không ngừng nâng cao, môi người càng chú ý hơn đến môi trường và chất lượng nhà ở. Vì vậy làm nhà phải đáp ứng đúng các yếu tố về phong thủy trong xây dựng.

- Chọn địa chỉ: Chọn nơi xây cất chính là xem xét môi trường xung quanh của nơi muốn xây nhà, theo phong thủy gọi là long, huyệt, sa, thủy. Long đến phải thiện và vui mới đầu long kết huyệt, thanh long, bạch long sa phải quanh, tức phải hình thành địa hình có sơn thủy bao bọc.

Phong thủy trong xây dựng nhà ở

Ngoài môi trường địa lý tự nhiên còn phải quan tâm đến môi trường địa chất. Chất đất phải mịn dính, cứng khô mới tốt. Kỵ những chỗ đất cằn cõi, có địa chấn, có mạch nước ngầm, có nguy cơ bị lũ lụt, nơi có mỏ khoáng sản, đất hoang vu, sỏi đá, đất bên bãi tha ma, miếu mạo, đất nhiều hầm hố, đất bùn lầy.

Môi trường giao tiếp cần ở những nơi có dân cư đông, giao thông thuận tiện, lấy nước dễ dàng, nơi có sông ngòi, giếng nước, tốt nhất là chọn nơi được nhiều người từ thôn quê tụ tập về có tính quy hoạch, tránh nơi phong thủy đối đầu, nhà ở lộn xộn không có tính quy hoạch. Chọn nơi có sự điều hòa giữa các hộ nhà ở, che chắn cho nhau hình thành không khí môi trường có tính cộng đồng.

- Nền móng của nhà: Điều kiện địa chất tốt, tránh môi trường địa chất kém. Chọn được kết cấu kiến trúc vững chắc. Chất đất nền móng nhà không tốt, nhưng bằng sự can thiệp kỹ thuật xây dựng vẫn xử lý được, còn nếu không thì tốt nhất không xây chỗ đó.

- Bản vẽ kiến trúc: Kiến trúc ngôi nhà phải bao gồm đầy đủ kết cấu nền móng, ánh sáng, trang trí, đèn chiếu, thông gió, cấp thoát nước.

- Ánh sáng: Một thiết kế kiến trúc phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng, diện tích ánh sáng phải lấy được hơn 15% diện tích toàn bộ kiến trúc. Trường hợp nhà quá sâu theo chiều dọc không lấy đủ ánh sáng, phải thiết kế giếng trời ở giữa hoặc chia làm 2 khu gồm khu sinh hoạt và khu ở.

- Thông gió: không khí trong nhà phải được lưu thông, nếu không có không khí thông thoáng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên không để gió lớn vào nhà sẽ làm mất khí, cần phải có lượng khí tụ nhất định trên cơ sở thông gió. Ngoài ra, không để không khí ô nhiễm từ phòng bếp, phòng vệ sinh xâm nhập vào phòng ngủ, phòng khách. Nhà hướng nam thường nạp nhiều gió nam hơn gió bấc, cho nên phòng bếp sẽ bố trí ở hướng tây bắc hoặc đông bắc.

3. Những vị trí vàng của nhà ở hợp phong thủy

Theo văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc, vị trí vàng của nhà ở hợp phong thủy là điều bất cứ ai cũng mong muốn hướng đến để có điểm tựa vững chắc cho một cuộc sống giàu sang, phú quý, gia đình thuận hòa, ấm yên.

- Tựa núi gần nước (Y sơn bàng thủy):

Trước có con sông nhỏ, sau có dốc núi là môi trường lý tưởng cho nhà ở. Núi phía sau để tựa có thể tàng phong tụ khí, địa hình vững chắc “trước thấp sau cao”, vững như thái sơn, phía trước có minh đường rộng thoáng, tầm nhìn rộng khắp, sông chảy uốn khúc là hợp lý. Tục ngữ có câu: “uốn khúc thì có tình”. Sông không chảy nhanh hoặc chậm, uốn 9 khúc vây quanh mang đến tài phú, là bố cục phong thủy nhà ở tốt nhất. Tuy nhiên, dòng sông cũng được chia làm 2 loại là nước sống (hoạt thủy) và nước chết (tử thủy). Hoạt thủy là dòng sông chảy đều, nước sạch có năng lượng sống phong phú. Tử thủy là dòng sông nước đục, có mùi hôi thối, thiếu năng lượng sống sẽ dễ dẫn dụ con người vào con đường tội lỗi.

- Trước nhà có công viên:

Công viên trước nhà làm cho minh đường rộng rãi là vị trí vàng trong xây dựng nhà ở. Ở nơi thành phố tìm được nơi thoáng mát, có nhiều cây xanh thì thật đáng quý. Minh đường thoáng rộng làm tinh thần con người sảng khoái, vận khí hanh thông, tầm nhìn xa rộng, một bố cục nhà tốt nữa thì cuộc sống đáng để hưởng thụ. Tuy nhiên công viên phải là công viên công cộng, có vị trí không quá gần để tránh tiếp xúc những âm thanh huyên náo, đàn hát làm ảnh hưởng. Ngoài ra không nên gần công viên sở thú, hoang dã sẽ có tác dụng ngược lại.

- Bên trái và bên phải nhà có điểm tựa: (Tả thanh long, hữu bạch hổ)

Nhà ở mà bên trái và bên phải đều có nhà khác làm điểm tựa. Hai bên trái phải có thể gọi là quý nhân, có thể nhận giúp đỡ, đề bạt từ bạn bè, quá trình phấn đấu luôn có người hỗ trợ. Phong thủy nhìn nhận ngôi nhà từ bên ngoài, bên trái có thanh long, bên phải có bạch hổ, phía trước có chu tước, phía sau có huyền vũ, 4 bên hòa quyện nhau, hộ ứng cho nhau thì ngôi nhà đó được xem là nhà ở tôn quý.

- Địa thế nên bằng phẳng:

Nếu nhà nằm vào nơi có địa thế dốc tiềm ẩn nhiều hiểm họa, nên ưu tiên nhà ở vị trí bằng phẳng mới yên ổn. Nếu cửa nhà đối diện với sườn núi rất dốc thì không chọn xây nhà này vì ở trong nhà như vậy của cải sẽ vô cớ thất tán mà còn làm cho mọi người trong nhà phân tán biệt ly, có đi mà không có về. Thông thường nhà ở nơi dốc nghiêng làm của cải trong nhà hao tán, gây tổn hại đến đường con cháu. Ngoài ra nơi dốc nghiêng có sát khí mạnh nên dễ dẫn đến thương vong cho gia chủ.

4. Phong thủy phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi quan trọng nhất trong nhà, đó là thánh địa của hồn linh hồn chúng ta. Sau một ngày làm việc trở về căn phòng ngủ yên tĩnh, ấm áp, thoải mái khiến tinh thần của chúng ta nhẹ nhõm, khoan khoái. Thiết kế và xây dựng phòng ngủ dựa vào tính cách, độ tuổi và sở thích của người sử dụng.

- Nền phòng ngủ phải được giữ ấm, nên chọn thảm hoặc gạch lát nền trung tính hoặc có màu sắc tạo sự ấm áp.

- Trang trí mặt tường vì có khoảng 1/3 diện tích tường phòng ngủ đã được đồ dùng che chắn, cho nên việc trang trí phòng ngủ cũng nên đơn giản, không gian chủ thể đầu giường nên trang trí cá tính, khi chọn vật liệu cần quan tâm đến màu sắc, muốn làm phòng ngủ ấm cúng hơn có thể dùng giấy dán tường hoặc vật liệu thích hợp ốp tường. Màu sắc và hoa văn bề mặt tường nên chọn theo tuổi và sở thích cá nhân chủ phòng.

- Trang trí trần phòng ngủ là một trong những khâu quan trọng trong trang trí tổng thể. Thông thường các gam màu mộc mạc, trang nhã, thường được chọn sử dụng. Màu sắc cần phải dụng thống nhất, hài hòa, thanh nhã trong việc phối màu cục bộ.

- Không được tùy tiện thay đổi vị trí cửa sổ: những vị trí ánh sáng phải xem xét tổng thể, cường độ hợp lý, nên lấy tính ấm áp của màu vàng làm cơ sở phối màu, phía trên đầu giường có thể bố trí đèn vách hoặc đèn ống tạo không khí đầm ấm, lãng mạn.

- Phòng ngủ phải được thông gió tốt. Cửa máy điều hòa không nên đặt chính diện vị trí người sử dụng lâu trong phòng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

- Phòng ngủ không nên quá rộng, thông thường diện tích khoảng 15-20m2 là đủ, nên bố trí đủ các đồ dùng cần thiết như giường, tủ quần áo, bàn trang điểm. Nếu phòng ngủ có buồng tắm thì nên có bàn trang điểm. Rèm cửa phòng ngủ nên thiết kế một bên mành, một bên vải như vậy sẽ làm cho phòng ngủ gợi cảm hơn.

5. Phong thủy nhà vệ sinh và phòng tắm như thế nào?

Vị trí phòng vệ sinh trong nhà xét về phong thủy chiếm vị trí rất quan trọng. Thông thường không nên bố trí phòng vệ sinh ở giữa nhà, như vậy là đại kỵ và cũng là đại hung. Vị trí nhà vệ sinh ở hướng xấu hung, cả nhà sẽ đại cát.

Phòng vệ sinh không được bố trí ở cửa chính vào nhà, vì ở cửa chính vào nhà nếu nơi này gần phòng vệ sinh thì khi địa khí mới bắt đầu nhập vào nhà đã bị âm khí của phòng vệ sinh thẩm thấu và xâm nhập vào trong nhà, sẽ ảnh hưởng xấu đến phong thủy ngôi nhà. Ngoài ra, phòng vệ sinh không được đối diện cửa chính vì sẽ phạm vào điều xung sát môn, làm cho vận nhà xấu đi.

Phòng ngủ gần nhà vệ sinh, đầu giường lại áp vào phòng vệ sinh sẽ sinh ra các bệnh ở đầu. Nếu đổi hướng giường khác đi, đổi đầu giường thành cuối giường và thường xuyên đóng cửa phòng vệ sinh sẽ hóa giải được phần lớn khí hung. Ngoài ra có thể treo trang trí một la bàn nhỏ trên tường để hóa giải khí hung này. Vì la bàn có tác dụng chống sát, vì theo dịch lý, mọi thứ trong vũ trụ này đều không tách rời âm dương, ngũ hành, bát quái. Trong khi đó, la bàn lại có những nội dung này, vì vậy dù ngũ hành khác nhau gặp sát khí âm dương đều bị la bàn thu lại và kiềm chế.

Vì diện tích nhà ở hiện đại bị giới hạn không gian, nên phòng tắm và phòng vệ sinh thường kết hợp làm chung với nhau. Nhìn về góc độ phong thủy, phòng tắm và phòng vệ sinh là 2 nơi nhiều nước, độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nước đình trệ không lưu thông là nước tù, nước tù sẽ ảnh hưởng đến chuyện tình cảm, vận thế công việc, cho nên phòng tắm phải có cửa sổ để ánh sáng và gió vào phòng làm giảm hơi nước. Phòng tắm không có cửa thì lắp quạt để thông gió, vận thế mới tốt.

Vị trí phòng vệ sinh với phòng tắm phải đặt ở hướng xấu, tránh áp vào hướng tốt. Ngoài ra, hướng tây là hướng mặt trời lặn, ảnh hưởng rất mạnh đến vận khí của người phụ nữ chính trong nhà. Hướng tây thích hợp cho làm nơi chứa đồ phế thải, bỏ rác hoặc cầu thang và làm phòng tắm tốt nhất. Về màu sắc nên chọn màu trắng hoặc màu vàng là phù hợp nhất.

Hướng Đông là hướng mặt trời mọc thích hợp cho phòng dùng vào việc tư duy, tính toán, không nên bố trí phòng vệ sinh và phòng tắm ở hướng này. Màu sắc dùng cho hướng Đông thường là màu xanh nhạt và xanh. Hướng nam có tác dụng khai vận và tích tụ thiện khí, không hợp với phòng tắm và phòng vệ sinh. Hướng Bắc là nơi đón gió và lạnh lẽo cho nên không thích hợp làm phòng tắm và phòng vệ sinh. Nếu lỡ làm ở hướng bắc thì có thể dùng sơn màu ấm và bố trí thêm hoa tươi để hài hòa vận khí.  

6. Phong thủy phòng đọc sách thời hiện đại

Hiện nay ở thành phố có rất nhiều phòng lưỡng dụng ở công ty cũng như gia đình. Nhiều công ty nhỏ hay người bán hàng chọn đặt văn phòng tại nhà nên phòng đọc sách bao gồm cả văn phòng và nơi sinh hoạt của gia đình. Những gia đình có nhà diện tích rộng thì bố trí phòng đọc sách độc lập hoặc dùng vách ngăn, rèm để chia không gian. Phòng đọc sách là nơi thể hiện cá tính nội tâm của gia chủ, thể hiện trình độ học vấn. Phòng đọc sách là nơi rèn luyện bản lĩnh, tu thân dưỡng tính của mỗi người. Thông thường phòng đọc sách bao gồm bàn viết, ghế ngồi, máy vi tính, tủ sách. Ngoài ra, phòng đọc sách còn bố trí thêm một bộ bàn nhỏ để uống nước, thưởng trà. Gia chủ có thể bố trí thêm chậu cây xanh và tranh ảnh để tạo điểm nhấn không gian khác biệt.

Phòng sách hợp phong thủy phải chú ý các đặc điểm sau:

- Thông gió tốt: hiện nay phòng đọc sách có rất nhiều thiết bị điện tử, điều này đòi hỏi phòng phải có hướng thông thoáng tốt. Cửa sổ phải bố trí ở hướng gió nhẹ vào phòng để giúp cân bằng không khí trong phòng và tản nhiệt các thiết bị điện tử.

- Nhiệt độ phù hợp: Phòng đặt máy tính nên hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào, tránh cửa ra của máy điều hòa không khí và tránh các thiết bị tản nhiệt khác.

- Ánh sáng: có thể dùng ánh sáng trực tiếp và bán trực tiếp, hướng ánh sáng chiếu vào tốt nhất là hướng từ phía vai trái hoặc chỗ bàn đọc sách bố trí một đèn bàn có độ cao vừa phải để tránh chói mắt. Đèn chuyên dùng cho bàn đọc sách là đèn nghệ thuật, ví dụ như đèn để xoay.

- Màu sắc: chọn màu quan trọng vì nó liên quan đến ngũ hành. Nếu muốn có một thiết kế hài hòa phong thủy phải đáp ứng màu sắc ngũ hành. Theo ngũ hành, mộc sinh ra hỏa, hỏa tận thành thổ, trong thổ giấu kim, trong kim sinh thủy, thủy dưỡng mộc. Nếu dùng 5 màu sắc ngũ hành thì tạo ra tương sinh. Màu ngũ hành của phòng đọc sách cụ thể:

Hành Mộc: trang trí màu xanh và cả xanh lá cây.

Hành Hỏa: trang trí màu đỏ, bao gồm màu tím và hồng phấn.

Hành Thổ: trang trí màu vàng, bao gồm cả màu cà phê, vàng gạo.

Hành Kim: trang trí màu trắng, bao gồm cả màu xám và vàng kim loại.

Hành Thủy: trang trí màu màu đen, còn gọi là huyền sắc.

Về hướng làm phòng đọc sách nên chọn Đông là phương mặt trời mọc, phù hợp cho tư duy và sáng tác. Khi trang trí phòng đọc sách cũng cần chú ý các vấn đề dưới dây:

  • Bàn không được đặt đối diện thẳng với cửa phòng.
  • Ghế ngồi không được đặt thẳng bên dưới xà nhà.
  • Bàn đọc sách không kê quá gần giường.
  • Chỗ ngồi không để người quay lưng qua cửa.
  • Rác bẩn phòng sách phải thu dọn sạch sẽ, không để bẩn sách.
  • Đủ ánh sáng.
  • Không bày đồ chơi hay treo tranh ảnh các minh tinh điện ảnh.
  • Cửa phòng sách không đối diện phòng vệ sinh, nhà bếp.

7. Phong thủy đối với phòng khách

Phòng khách là bộ mặt của ngôi nhà, là nơi trò chuyện, bàn bạc mọi việc quan trọng trong gia đình cũng như để giải trí, nghỉ ngơi. Phòng khách thực sự là nơi nhân khí của cả nhà và cần bố trí phù hợp phong thủy.

- Hướng: Vị trí tốt nhất của phòng khách là kề sát cửa chính phía trước của nhà, như vậy mới thuận tiện thu nạp khí vận vào nhà. Nếu phải đi qua một đoạn hành lang rồi mới đến phòng khách thì hành lang phải sạch sẽ và đủ ánh sáng, như vậy mới không cản trở không khí vào nhà. Nếu nhà nhiều tầng hẹp thì phòng khách nên ở tầng dưới cùng.

- Về bố cục: phòng khách nên có hình vuông, hoặc hình chữ nhật. Bàn ghế không đặt ở góc tường nhà và dưới xà nhà. Nếu góc phòng nhọn thì nên đặt một chậu cây cảnh hoặc một loại đồ dùng phù hợp nào đó để hóa giải. Nếu phòng khách chữ L có thể dùng tủ đứng để tạo thành hai phòng hình vuông độc lập nhau.

- Điều chỉnh đồ trang trí: Các đồ vật sắc nhọn như dao, kéo, bật lửa, giấy khen, tiêu bản động vật,… không nên để trong phòng khách vì sẽ tạo ra âm khí, từ âm khí này có thể xảy ra cãi lộn hoặc bạo lực gia đình. Tương tự đèn trang trí cũng không nên dùng đèn có góc cạnh.

- Về màu sắc: Phòng khách phải đạt được sự cân bằng trong ngũ hành. Ví dụ, phòng khách hứng Tây Nam hoặc Đông Bắc của nhà thì nên dùng màu vàng, hướng Đông Nam hay chính đông thì dùng màu xanh lá cây, hướng Bắc dùng màu xanh da trời, hướng nam dùng màu đỏ, hướng Tây bắc hoặc Tây dùng màu trắng, màu bạc hoặc màu kim ngân.

Sự kết hợp trong phong thủy giữa các yếu tố bố cục phòng khách:

- Hướng chính Đông, màu xanh lá cây hoặc xanh lục, vân sức khỏe: Hướng chính đông có quan hệ với sức khỏe các thành viên trong nhà. Nên bố trí nhiều cây xanh tươi tốt để tăng sức khỏe và trường thọ.

- Hướng chính Nam, màu đỏ, vân công danh: hướng nam nếu bài trí tốt phong thủy sẽ mang công danh cho gia đình, đặc biệt đối với người giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Nếu để gương ở phòng khách phải chọn gương loại nhỏ, vì gương hành thủy, thủy dập hỏa sẽ làm tổn hại công danh.

- Hướng chính Bắc, màu đen và xanh da trời, vân sự nghiệp: Hướng bắc đại diện cho vận sự nghiệp, hành thủy phù hợp bài trì tranh sơn thủy, hồ cá, bể nước để giúp vân sự nghiệp cho gia chủ tốt hơn.

- Hướng chính Tây, màu bạc, vận con cháu: hướng này thuộc hành kim nên dùng màu trắng, kim ngân và bạc. Đồ điêu khắc kim loại, chuông gió kim loại, ti vi, đồ vật tạo ra âm thanh thích hợp bố trí phòng này.  

Tổng kết:

Phong thủy nhà ở là một đề tài rộng lớn và được học hỏi cũng như áp dụng trong cuộc sống của con người hàng nghìn năm nay. Tùy vào vận mệnh gia chủ sẽ có cách bố trí phù hợp để mang đến may mắn cũng như niềm tin vào cuộc sống dưới ngôi nhà của mình. Hi vọng qua bài chia sẻ này, các bạn sẽ có một góc nhìn nhỏ khi chọn xây nhà trọn gói Phú Yên và có ý tưởng trang trí phù hợp.

0
Chỉ đường
Zalo
Hotline